Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Sau sự cố HotDeal, mua theo nhóm sẽ “chìm” dần?


Và hiện tại, dù HotDeal thông báo hoạt động trở lại hôm 24/12/2012, nhưng cũng còn không ít khách hàng chưa thể biết chính xác những cửa hàng nào chấp nhận sử dụng lại voucher tại công ty mua theo nhóm được cho là có thị phần và thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam này.

Một câu hỏi được đặt ra, liệu mô hình mua theo nhóm ở Việt Nam có "chìm" dần khi mà rủi ro lớn nhất của mô hình này chính người tiêu dùng lại phải gánh chịu?

Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Thế Tân -
 Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam (VC Corp), một đơn vị cũng có website đang hoạt động theo mô hình mua theo nhóm, nói:

- Trước hết phải xác định bản chất mua theo nhóm xuất phát từ mô hình Groupon (Mỹ) đang bị biến đổi, không còn gọi mua theo nhóm nữa mà là mô hình bán lẻ giảm giá.

Ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam (VC Corp).


Mục đích chính của mô hình đầu tiên là nhà cung cấp bán hòa hoặc bán lỗ, để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Nhưng gần đây, mô hình đã biến đổi. Ngoài việc nhà cung cấp sử dụng chương trình khuyến mại bán lỗ hoặc bán hòa để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, còn nhiều trường hợp khác như khách sạn, spa… không đủ công suất nên người ta bán lấp chỗ trống, nhờ vậy giá giảm rất nhiều.

Thực chất ở đây không phải bán để giới thiệu dịch vụ mà bán hàng tồn kho, và các nhà cung cấp có sản phẩm ở dạng tồn kho cũng xả hàng, thậm chí bán thấp hơn giá thành để thu hồi vốn. Vì thế đã và đang xuất hiện nhiều hàng hóa trên mô hình mua theo nhóm.

Đứng từ góc độ của thị trường thì mô hình này phát triển từ dịch vụ, gồm cả hàng hóa và đang chuyển hướng sang là bán lẻ, giảm giá. Bản thân người dùng có lợi và nhà cung cấp có lợi. Vì thế, về bản chất lợi ích của các bên gồm cả người tiêu dùng, các nhà cung cấp và các website sàn giao dịch đều được lợi cả.

Hai điểm yếu

- Nhưng cách thức mua bán dịch vụ, hàng hóa của mô hình mua theo nhóm dường như đang đẩy mọi rủi ro về phía người tiêu dùng đấy chứ?

Thực ra khách hàng có bị đẩy về mình nhiều rủi ro hay không là do cách kết cấu hợp đồng của từng công ty.

Nhiều công ty có cách kết cấu hợp đồng là thanh toán bằng phiếu giấy. Khách hàng sẽ mua một phiếu giấy của công ty mua theo nhóm, sau đó cầm phiếu giấy đó đến sử dụng dịch vụ hàng hóa của nhà cung cấp, nhà cung cấp mới gom toàn bộ phiếu giấy đó lại và thanh toán. Thời gian gom phiếu càng lâu thì việc thanh toán càng chậm.

Trong đó, nhiều kết cấu hợp đồng giữa công ty và nhà cung cấp quy định thời hạn sử dụng phiếu là hai tháng, và như thế hai tháng anh mới gom phiếu đi thanh toán một lần, nghĩa là nhà cung cấp cho công ty mua theo nhóm đó nợ trong vòng hai tháng, vì thế, rủi ro của nhà cung cấp sẽ bằng tổng giá trị trong vòng hai tháng. 

Tuy nhiên, cũng có công ty thực hiện kết cấu hợp đồng hơi khác, chỉ 7 ngày sau khi khách hàng mua voucher, công ty mua theo nhóm sẽ thanh toán cho nhà cung cấp 20% tổng số tiền và 20 ngày sau sẽ thanh toán tiếp với tổng cộng là 80% số tiền đã thu được từ khách hàng. Với hệ thống là phiếu điện tử nên cứ đến đúng ngày, hai bên mở hệ thống ra đối soát với nhau và chuyển tiền.

Vì thế, rủi ro của nhà cung cấp trong khoảng thời gian này rất nhỏ, chỉ bằng 20% tổng giá trị đơn hàng, thời gian gặp rủi ro chỉ 10-15 ngày và giá trị rủi ro tối đa là 20%. Với kết cấu hợp đồng này, nhà cung cấp sẽ không có động lực từ chối đẩy rủi ro cho khách hàng, vì bản chất họ cầm được khoản tiền 80% rồi, không lý do gì lại không cho khách hàng sử dụng dịch vụ, hàng hóa.

Việc các công ty mua theo nhóm giữ lại 20% là để đảm bảo nhà cung cấp phục vụ khách hàng, vì nó có thể còn rủi ro ngược lại nếu nhà cung cấp cầm 100% tiền và từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì lúc đấy đi đòi tiền rất khó. Mỗi thành phần đều có sự ràng buộc lẫn nhau.

Như vậy, tùy từng công ty, nếu kết cấu hợp đồng của công ty với nhà cung cấp tương đối lành mạnh thì thị trường sẽ được chấp nhận và người tiêu dùng sẽ không bị đẩy rủi ro về. Chính cách kết cấu hợp đồng sẽ tạo an toàn hơn cho khách hàng.

Tất nhiên, không có mô hình nào là hoàn hảo. Mô hình mua theo nhóm cũng có những điểm yếu và hạn chế nhất định.

- Cụ thể những điểm yếu đó là gì, thưa ông?

Có hai điểm yếu quan trọng:

Thứ nhất, do dễ làm, dễ gia nhập cho nên sinh ra hàng trăm website hòa nhập, tham gia thị trường. Khi có quá nhiều như thế thì đồng nghĩa với việc có website có chất lượng kém, làm ăn không đàng hoàng, và từ đấy gây ảnh hưởng xấu tới thị trường, giống như đầu số SMS một thời. Đó là điểm bất lợi cho thị trường.

Trong giai đoạn vừa qua đã bung ra rất nhiều website mua theo nhóm, sau đó cũng "chết" rất nhiều. Thị trường đang trong giai đoạn sàng lọc, số lượng website giảm bớt nhiều, nhiều công ty không làm ăn được, không dễ như họ tưởng và tự rời khỏi thị trường.

Điểm yếu thứ hai của mô hình là, bản chất website đứng ra thu tiền trước của người tiêu dùng sau đó thanh toán lại cho nhà cung cấp, trong thời gian người tiêu dùng không dùng dịch vụ ngay. Vì vậy, các sàn giao dịch được nắm vốn trước và khi đó tạo ra rủi ro cho người tiêu dùng cũng như voucher.

Trong trường hợp công ty làm ăn không cẩn thận hoặc hợp đồng với nhà cung cấp với lộ trình thanh toán không được tốt thì lập tức, khi công ty gặp khó khăn về tài chính sẽ đẩy rủi ro về nhà cung cấp (voucher). Và khi nhà cung cấp gặp rủi ro về tài chính (chưa nhận được tiền từ công ty mua theo nhóm) thì hành động đầu tiên là đẩy rủi ro cho người tiêu dùng, tức người tiêu dùng sẽ không được chấp nhận thanh toán để sử dụng dịch vụ, hàng hóa.

Điểm dở thứ hai và là điểm yếu chính của mô hình.

Mình cứ làm tốt...

- Sau những “sự cố” trên thị trường mua theo nhóm thời gian qua, niềm tin của người tiêu dùng vào thương mại điện tử nói chung và mua theo nhóm nói riêng, vốn vẫn mong manh liệu có dễ vỡ hơn?

Sau khi nhiều công ty mua theo nhóm đóng cửa, chắn chắn lòng tin của người tiêu dùng vào thương mại điện tử sẽ giảm, điều đó cũng sẽ gây bất lợi cho ngành thương mại điện tử.

Theo tôi, những công ty còn lại nếu tiếp tục làm ăn nghiêm túc, có chất lượng thì sớm muộn cũng lấy lại được uy tín cho thị trường. Mình cứ làm tốt thì cuối cùng thị trường cũng thừa nhận, tuy có nghi ngờ băn khoăn nhất định.

- Điều đó, nghĩa là theo ông, thị trường mua theo nhóm cửa vẫn rộng mở?

Thị trường mua theo nhóm vẫn bền vững vì “đánh” đúng vào nhu cầu giảm giá. Trong khi, giảm giá là nhu cầu chung của tất cả các doanh nghiệp và sàn giao dịch thương mại khai thác nhu cầu giảm giá đấy. Còn nhu cầu của người tiêu dùng thì lúc nào cũng có rồi. Vì thế tính bền vững của mô hình là lâu dài.

Đây là một thị trường quan trọng, giúp doanh nghiệp xả hàng tồn kho, giới thiệu sản phẩm mới, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp khai thác hết công suất của những điểm còn chỗ trống.

Hiện tại thị trường chưa phát triển hết quy mô và nó sẽ bứt phá sau đó mới giảm xuống. Vì chưa hết quy mô nên chưa chững lại và đi xuống. Tất nhiên, sẽ có một số công ty làm ăn kém bị đào thải khỏi thị trường, những công ty tốt sẽ tiếp tục được duy trì bởi đây là thị trường bền vững. Nếu nhiều công ty làm ăn tốt, nghiêm túc thì thị trường sẽ bền vững hơn, ngược lại người tiêu dùng có thể sẽ quay lưng lại với thị trường.

- Vậy để thị trường mua theo nhóm ở Việt Nam phát triển với đúng tiềm năng, theo ông cần hội tụ những yếu tố như thế nào?

Các doanh nghiệp mua theo nhóm muốn làm ăn, phát triển trước hết phải tập trung vào chất lượng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chạy đua chiếm thị phần và bằng mọi giá, dẫn đến rủi ro, một số đơn vị làm suy giảm chất lượng, một số công ty khác lại dùng quá nhiều tiền để cạnh tranh và bị lỗ.

Muốn phát triển thì phải lành mạnh, trong đó công ty phải đảm bảo chất lượng, hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng và phải có một lợi nhuận tổi thiếu. Còn quá nhiều công ty như hiện nay để lâm vào tình trạng bán lỗ để chiếm thị phần, hoặc kiếm lợi nhuận từ chất lượng thấp thì đều là những yếu tố phá hủy thị trường.

Vừa rồi tôi có làm việc với Sở Công Thương Hà Nội và đưa một số ý kiến về mua theo nhóm để làm thế nào đảm bảo cho người tiêu dùng.

Tôi cho rằng, thứ nhất, trong lúc bán hàng thông tin phải được minh bạch tối đa giúp người dùng hiểu được sản phẩm để mua, hiểu và nhận biết được tất cả các rủi ro phát sinh, để lường được mặt lợi mặt hại, cũng như biết trước được sản phẩm mua sẽ như thế nào.

Và thứ hai, nếu có những quy định tốt để hai bên doanh nghiệp và sàn giao dịch bán lẻ giảm giá ký với nhau hợp đồng và cấu trúc hợp đồng tốt, đảm bảo rủi ro cho người tiêu dùng là tối thiểu thì sẽ tạo nên sự lành mạnh, phát triển cho thị trường.

- Còn xu hướng chuyển dịch giữa dịch vụ sang bán lẻ, giảm giá sẽ phát triển theo hướng như thế nào, theo ông?

Đây là xu hướng quốc tế hóa, nhưng ở Việt Nam diễn ra rất nhanh. Quốc tế bây giờ cũng đang dịch chuyển rất nhiều. Nhiều công ty mang tính chất giảm giá nên đã đổi thuật ngữ. Ngày càng xuất hiện nhiều công ty chuyên bán lẻ, giảm giá cho sản phẩm và đã tăng trưởng rất nhanh. Bản thân Groupon gốc bây giờ cũng chuyển sang bán sản phẩm, trước dịch vụ là chính.

Tỷ trọng bán lẻ, giảm giá hàng hóa hiện phải chiếm tới gần 50% trong tổng doanh thu, dịch vụ vẫn là chính. Dù vậy, xu hướng mua theo nhóm sẽ là bán lẻ, giảm giá.

Muachung: Mua rẻ thành đắt, mua cả bực mình


 Bỏ ra 200.000 đồng để mua voucher tại muachung.xxx cho một lớp học trang điểm 6 buổi tại một tiệm Spa, Ngọc sung sướng vì mình lựa chọn được dịch vụ giá rẻ, tuy nhiên, chỉ sau buổi học đầu tiên, cô nàng đã "ngã ngửa": Đúng là… “tiền nào của nấy”.


Mua chung: Rẻ thành đắt!

Đánh vào tâm lý ham thích đồ rẻ của phụ nữ Việt Nam, hiện nay không ít các website đã ra đời kinh doanh theo hình thức mua hàng theo nhóm. Với mức giá giảm từ 30 - 70%, thậm chí là 90% so với giá gốc, kèm theo sự tiện lợi không phải đến tận nơi để chọn từng mặt hàng, những ai có nhu cầu có thể xem thông tin và hình ảnh trên website rồi đăng kí online, gửi tiền qua tài khoản với người bán hàng.

Hình thức mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng gần cuối năm 2010 này đang được giới văn phòng và các bạn trẻ đặc biệt ưa thích vì 2 lý do: tiện dụng và rẻ tiền. Đây được xem là hình thức mua sắm, tiêu dùng mới thuận lợi cho những người bận rộn. Có lẽ, cũng bởi vậy, hình thức mua chung này trên các trang web trên thường được rất đông người vào xem và đặt mua, ít thì vài trăm, nhiều thì vài nghìn lượt người vào đăng kí mua mỗi sản phẩm.
a
Mua chung 6 set ăn, mất 1,5 triệu đồng nhưng Lan lại để "mốc meo",
vì quá bận rộn mà không dùng hết. 

Thường xuyên la cà trên facebook, thấy bạn mình like nhiệt tình vào hội nhóm mua chung, Vũ Tuyết Lan, nhân viên kinh doanh của một công ty truyền thông quốc tế cũng bắt đầu để ý tới hình thức này.

Từ làm đẹp, ăn uống, du lịch, mỹ phẩm, điện thoại... tất cả từ dịch vụ đến hàng hoá đều rất phong phú, chỉ cần khách hàng có nhu cầu, không cần đòi hỏi quá nhiều thời gian, với một vài cái click chuột tìm kiếm là mọi thứ đều bày ra trước mắt. Lan nhìn thấy những banner đỏ nổi bật với những con số giảm giá sốc bất ngờ, bắt mắt từ 34% đến 47% hay 63 – 70%... Thêm vào đó, những banner quảng cáo của các dịch vụ, hàng hóa này lại thường xuyên được treo “trang trọng” trên một số tờ báo lớn, uy tín nên Lan đặc biệt tin tưởng.

Là một người sành ăn uống, khi thấy trang mua quảng cáo với lời lẽ mời chào như: “Cùng nếm hương vị thịt nướng kiểu Nhật với set 8 món ăn dành cho 2 người tại nhà hàng A chỉ với 250.000 đồng”, giảm giá tới hơn 50% cùng với những hình ảnh hấp dẫn, không cần suy nghĩ, Lan đã nhanh tay điện thoại và đặt ngay 3 set cho 6 người. Tuy nhiên, sau đó, Lan và ông xã chỉ sắp xếp đi ăn cùng nhau đúng một lần, còn 2 set vẫn “mốc meo” chẳng biết khi nào mới rảnh rang để có thể tổ chức đi ăn tiếp.

Một chị bạn khác của Lan thì đã mua set ăn cho từ nay tới cuối năm và ngay từ giây phút này, chị sẽ phải sắp xếp lịch để “đi ăn cho bằng hết”.

“Mình thấy đôi khi mọi người mua theo phong trào, thấy giá rẻ, các chị, các em đổ xô đi mua thì mình cũng bon chen mua “kẻo phí”. Nhưng thực tình, mua về có khi lại không sử dụng đến hoặc không sử dụng hết, rất lãng phí. Như vậy, tưởng là rẻ, mua vào là thông minh nhưng hóa ra lại rất tốn kém mà chẳng thông minh chút nào” – Chị Ngọc Linh (cư ngụ tại Ba Đình, Hà Nội) nhận xét.

Không ít các bà mẹ vì bạn bè lôi kéo, rủ rê, mới chỉ thấy “hay hay” đã sẵn sàng bỏ tiền túi ra mua để rồi lại phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Một khách hàng có tên Hải Hòa kể: Hồi tháng 5, khi thấy bạn bè gửi đường link mua chung cho mình qua yahoo, giới thiệu về bộ Lego dành cho con trẻ với giá chỉ có 400.000 đồng, trong khi giá gốc là 800.000 đồng. Nhìn hình ảnh lung linh đăng tải trên website, Hòa rất thích, tuy nhiên, khi mua về mới phát hiện ra, “ồ, con mình chưa đủ tuổi để có thể chơi được thứ này”, thế là đành phải cất đi. “Lẽ ra mình chưa mất 400.000 đồng cho việc mua Lego, nhưng vì nghĩ giá như vậy là quá rẻ nên mình chẳng ngần ngại mua ngay, bất chấp việc đó có hợp lý hay không. Vô hình chung, mình bị tốn tiền mà chưa chắc đã dùng được”, Hải Hòa nói.

Chất lượng: Không thể kiểm soát?

Với hình thức mua sắm theo nhóm, mua chung, khách hàng luôn cảm thấy mình là người có lợi, nên rất nhiều người đã đặt mua. Tuy nhiên, chỉ sau khi mất tiền, khách hàng mới ngã ngửa về dịch vụ phía sau cái giá rẻ chỉ bằng một nửa so với thực tế.

Làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quen biết ngoại giao rộng nhưng Ngọc lại chưa từng theo học một lớp trang điểm để có thể tự làm đẹp cho mình một cách chỉn chu và bài bản, sau khi tìm hiểu thông tin đăng tải trên mạng mua chung, Ngọc đã quyết định bỏ ra số tiền 250.000 đồng để trang bị “hành trang” tân trang lại nhan sắc cho mình với 6 buổi học.

Theo thông tin đăng tải trên website muachung.xx, khi học “trang điểm chuyên nghiệp, xinh tươi tự tin sánh vai bên bạn bè, người ấy”, 06 buổi học tại Spa Minh T. (Tống Duy Tân, Hà Nội) bình thường phải mất 1 triệu đồng học phí nhưng với muachung, khách hàng có thể tiết kiệm tới 75%.

a
Bỏ ra 250.000 đồng để mua vé học trang điểm nhưng nhiều bạn gái
đã phải thất vọng về chất lượng của dịch vụ mua chung này.


Lần đầu tiên đi học, Ngọc rất hí hửng bởi từ lâu, cô đã ao ước mình biết cách “ngụy trang” khuyết điểm qua lớp phấn để không thua bạn kém bè, đặc biệt là ngang tầm phải lứa với nhóm đồng nghiệp vốn có năng khiếu thẩm mỹ. Nhưng thực tế lại không như Ngọc tưởng tượng. “Họ dạy mình cách trang điểm ấn tượng, mắt xanh, môi đỏ lòe loẹt, giống như đi biểu diễn tại các lễ hội hóa trang, trong khi đó, cái mình cần là phong cách trang điểm nhẹ nhàng, năng động, phù hợp với công việc hàng ngày và công sở. Ban đầu, mình nghĩ đó là quan điểm chủ quan của cá nhân mình nhưng hỏi bạn bè xung quanh, ai cũng có nhận xét tương tự”.

Cũng cùng chung cảnh ngộ với Ngọc tại lớp học trang điểm đó, Nguyễn Lan Chi (Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội) sau 2 buổi tới lớp cũng đã “tẩy chay” luôn. “Mình không đi học nữa bởi biết có học thêm cũng không khá khẩm lên được, lại tốn thời gian. Phấn, kem trang điểm thì không có tên tuổi, không có hạn sử dụng, chẳng biết thế nào mà lần. Thêm nữa, cách dạy thì qua quýt, nhanh nhanh chóng chóng cố nhồi nhét kiến thức để rút ngắn thời gian học, chỉ kéo dài cùng lắm là 3 buổi. Chán với kiểu dịch vụ này” – Chi than thở.

Không chỉ mất tiền oan trong lĩnh vực trang điểm, đối với dịch vụ ăn uống, nhiều khách hàng cũng bị một “vố đau” trông thấy.Ngay trên website của nhommua.xx, có không ít các “thượng đế” sau khi thưởng thức các món ăn, quá bức xúc đã lên chính trang web của người rao bán để “hả giận”.



Bỏ ra 50.000 đồng để mua 1 voucher, khi thanh toán sẽ được giảm giá 150.000 đồng nhưng sau khi đi ăn về, bạn voisuamap không giấu nổi vẻ bực tức bày tỏ: “Chỗ này cứ như lừa đảo ấy, giá niêm yết trên biển 1 kiểu, giá trong menu đưa khách 1 kiểu. Hôm trước, mình đi ăn thử 2 voucher. Mình không được ngồi bàn 2, phải ngồi chung với 1 bàn có 3 người khác không hề quen biết. Tưởng sẽ ăn được gì, ai ngờ đó là: một đĩa dê tái chanh 85.000 đồng/đĩa gồm 15 miếng thịt dê con con, nhiều xả và rau, ăn thì hôi. Một đĩa dê nướng 100.000 đồng, gọi là đĩa thôi, chứ nó chỉ bằng 2 cái xiên nướng bán 5.000/cái ngoài chợ, đếm được 13 miếng con con. Tiếp đến là món cơm cháy, ở biển ghi là cơm cháy tim cật dê 70.000 đồng nhưng khi nhân viên bê ra, mình mới ngã ngửa: Đó là cơm cháy với nước cà chua không hơn không kém… sau đó, lúc tính tiền, phát hiện ra thêm một điều giật mình: một đĩa lạc con con và 1 quả dưa chuột “chém” 34.000 đồng. Ăn xong mình với bạn gái phải đi ăn tiếp chỗ khác. Còn voucher mà chán quá, chẳng buồn tới ăn nữa”.

Trao đổi với đại diện một trang web mua chung, vị đại diện này cho biết, trước khi bán ra cho khách hàng, nhân viên của trang web này đã đi thực tế để khảo sát chất lượng dịch vụ. Đối với các cửa hàng ăn uống, nhân viên của website mua chung phải đến ăn thử và yêu cầu cửa hàng đó bày món ra để chụp ảnh, đăng tải trên website “khách hàng đi ăn có thể nhìn theo đó mà đối chiếu và kiểm tra chất lượng”. Đối với các dịch vụ du lịch, mua chung cũng yêu cầu kê khai chương trình và menu các bữa ăn, điều tra về dịch vụ và hoạt động của công ty này trước đó.

Tuy nhiên, đại diện của nhóm mua chung này cũng thừa nhận: Không thể kiểm soát hết được tất cả các dịch vụ, phần lớn dựa trên “sự thành thật của đối tác là chủ yếu”.

Có hay khong Mua Chung Theo Nhóm Ngược Đãi Khách Hàng?


Các bạn thận trọng khi mua hàng theo nhóm bởi không cẩn thận các "khách hàng" sẽ bị những đối tượng này sử dụng chiêu đẩy giá "lên trời" rồi tuyên bố giảm tới 90% cho khách hàng mua theo nhóm tại mua chung.
Tôi luôn quan niệm rằng chất lượng sản phẩm muachung ho chi minh tương ứng với giá tiền bỏ ra, không có những đối tương bán hàng cho nhóm mua lại giảm giá 40-50% đâu, vì nguyên tắc bán hàng phải có lãi thì mới bán, chứ không ai lại bán lỗ cả! Chí ít số tiền nhà phân phối thu được phải đủ để chi trả chi phí họ bỏ ra (trong đó có cả tiền công ty họ trả cho nhommua,muachung...). Thử hỏi có ai bán hàng lại có lãi tới 40-50% thậm chí 90% không ạ? Thế nên, khi deal ghi giảm giá 40-50% thì chắc chắn họ sẽ đẩy giá cao lên rồi mới bán như thế.
Là người tiêu sử dụng thì phải biết cân nhắc lựa chọn sản phẩm thích hợp. Tôi đã từng là người mua theo phong trào, hoặc nhìn thấy ngon mắt là mua mà không tìm hiểu thêm. Kinh nghiệm của tôi sau vài lần "đau thương" xin chia sẻ với các bạn một chút khi dùng công ty mua hàng theo nhóm (sau đây gọi là "muachung ho chi minh") như sau:
- Đồ chơi: Nên tìm hiểu comment của người sử dụng trước - tìm hiểu ở các trang khác, các diễn đàn chứ ko chỉ comment ở trang muachung ha noi đó, vì các comment bất lợi về nhà phân phối thường bị người quản trị diễn đàn xóa.
- Ăn uống: Nên đọc thật kỹ điều khoản dùng đơn vị, hình ảnh cung cấp trên "muachung". Cần tìm hiểu comment (bình luận) của quý khách về nhà hàng nói chung và suất ăn họ bán trên "muachung ho chi minh".
- Khách sạn: Nên gọi điện đến khách sạn đó trước, hỏi giá phòng ngày mình định đặt là bao nhiêu tiền (các điều kiện phòng, ăn sáng... Giống như "muachung ha noi" cung cấp). Sau đó, so sánh với giá "muachung ho chi minh" đưa ra. Nếu giá "muachung" thấp hơn thì mua.
- Đồ điện, điện tử, gia dụng: Không nên mua, vì tôi từng có kinh nghiệm bực mình khi mua deal trị giá 200.000 đồng tại cùng mua ha noi.Com với ưu đãi là chỉ bù thêm 2,7 triệu để sở hữu 1 máy tính bảng Benss B7 Pro tại Thế giới số ibuy với giá trị máy được báo là 6,3 triệu. Trong khi chờ đủ số người mua và deal có thể dùng thì tôi tham khảo giá thị trường mới biết là thực tế giá máy chưa đến 3 triệu như vậy là cùng mua ha noi.Com và shop ibuy đã bắt tay nhau đẩy giá lên cao gấp hơn 2 lần để móc túi những quý khách chủ quan hoặc khờ khạo như tôi. Thôi chấp nhận bỏ luôn cái voucher 200.000 đồng còn hơn là chờ đợi đủ người mua để hưởng "ưu đãi" mà như "ngược đãi" này.
Hãy cẩn thận và lựa chọn đúng công ty uy tín mà bạn có thể tham dự mua sắm như hot deal cungmua ha noi.Com, để tự tin hơn khi mua sắm tại đây và không phãi chịu rủi ro hoặc trgờng hợp ngoii ý muốn xảy ra.

Mua Hàng Qua Điện Thoại Có Tốt?


1. Mua hàng qua mạng, nở rộ và phát triển bền vững

Thời kỳ đầu, hình thức mua hàng trực tuyến gặp không ít những phản ứng tiêu cực từ người dùng mà lí do phổ biến nhất là:

- Mức độ lừa đảo, mất uy tín do hàng giao không đúng cam kết xảy ra thường xuyên khiến người mua hàng cho rằng “sản phẩm trên mạng chỉ toàn của ôi, rẻ tiền”. Điều này cũng xuất phát từ thói quen mua hàng thích “sờ nắm tận tay mới hay thế nào” của người Việt Nam.

- Việc thanh toán thiếu tiện lợi và không đảm bảo được tính bảo mật cho người mua hàng khi mà cơ sở hạ tầng viễn thông – Internet Việt Nam đang ở buổi đầu hình thành. Bên cạnh đó, luật TMĐT còn lỏng lẻo, chưa hoàn thiện để có biện pháp xử lý nghiêm khắc trường hợp sai phạm.

Giai đoạn đánh dấu phương thức mua hàng qua mạng bùng nổ có thể tính từ thời điểm các tổ chức kinh doanh theo mô hình mua sắm theo nhóm (groupon) nở rộ như: Nhóm Mua, Mua Chung, Cùng Mua, HotDeal... Thời điểm mà người mua hàng “phát cuồng” với vô số loại hình sản phẩm có mức giảm lên đến 90%.


Mua sắm trên Mobile, bước chuyển biến mới của thương mại điện tử Việt Nam?
Giảm giá lớn – Sức hấp dẫn không thể chối từ khi mua theo nhóm. (Nguồn: Internet)

Ngày nay, hình thức mua hàng qua mạng ở Việt Nam không còn xa lạ với doanh nghiệp lẫn khách hàng. Một doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả không thể bỏ qua việc xây dựng website theo hướng TMĐT, tức sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng được niêm yết và bán trên website.

Riêng với khách hàng, mọi sản phẩm, mặt hàng đều có thể đặt mua online: Từ cái váy đầm đến vé xem phim, từ quyển sách đến đôi dép lào, bịch xoài ngâm, thậm chí đến cả dịch vụ thông tắc bồn cầu, bạn cũng có thể gọi thợ qua mạng! Báo cáo của VISA cho thấy kết quả tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam vô cùng lạc quan: Tỉ lệ người truy cập Internet tham gia mua sắm đạt mức 71% với doanh số bán lẻ, ước tính 667 triệu USD trong năm 2012 và dự đoán sẽ ở mức trên 1.3 tỷ USD vào năm 2015.

Bên cạnh đó, rủi ro được hạn chế bằng các quy định chặt chẽ từ pháp luật (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT), bằng sự hoàn thiện trong phương thức thanh toán qua thẻ, mức độ xác tín của các sàn TMĐT, và người mua hàng nay cũng đã khôn ngoan hơn.

Giảm giá lớn, giá rẻ không còn là chiêu câu khách “bách phát bách trúng” nữa mà thay vào đó chất lượng dịch vụ, uy tín và tính tiện lợi được đặt lên hàng đầu. Theo nghiên cứu của Cimigo (tập đoàn độc lập chuyên về lĩnh vực Nghiên Cứu Thị Trường và Thương hiệu), 68% người dân thường xuyên truy cập Internet hằng ngày để tìm kiếm thông tin sản phẩm (chiếm 55%) và mua sắm (35%).

Niềm tin vào hình thức này được củng cố khi có “90% khách hàng sẽ mua hàng trực tuyến trong tương lai”. So với tỷ lệ 30% người tham gia khảo sát cho biết từng mua hàng trực tuyến trước đó một năm, những con số này cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về mức độ tham gia dịch vụ TMĐT của người tiêu dùng trẻ tại các thành phố lớn. (VISA, 2012)

Mua sắm trên Mobile, bước chuyển biến mới của thương mại điện tử Việt Nam?
Lượng người mua sắm online tăng ổn định. (Nguồn: VISA)
2. Smartphone, cơn sóng thần càn quét thị trường tiêu dùng

“Ngày nay, các thiết bị di động đã ăn sâu vào từng góc cạnh của cuộc sống hiện đại. Người sử dụng di động luôn hoạt động online, lướt web mọi lúc mọi nơi, nào là khi đang quây quần bên gia đình, đang tham dự một sự kiện, đang ở trên các phương tiện giao thông công cộng hay đang đi mua sắm.” (Naveen Tewari, CEO và đồng sáng lập InMobi).

Cách đây khoảng 2 năm, lượng người dùng smartphone không nhiều và đó dường như chỉ là món hàng dành cho những người có tiền và sành điệu do mức giá trung bình khoảng 7 – 10 triệu đồng/mẫu điện thoại. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, đi đâu, gặp ai cũng có thể thấy sự hiện diện của smartphone.

Mua sắm trên Mobile, bước chuyển biến mới của thương mại điện tử Việt Nam?
Hình ảnh một vị cao niên chọt chọt dế thông minh có lẽ không còn quá lạ lẫm. (Ảnh: Vietnamplus.vn)

Có ý kiến cho rằng smartphone đang trở thành một dạng “thuốc phiện mới” khi đi đâu, làm gì, trong bất kể trường hợp nào, người ta cũng sử dụng chúng: Café với bạn bè, ăn cơm cùng gia đình, học trong lớp, đi dã ngoại, online trước khi đi ngủ…Và như vậy, cuộc sống con người buộc phụ thuộc và bị chi phối bởi smartphone là điều không thể bàn cãi.

Đặc biệt là đối với người tiêu dùng Việt Nam, do thời gian tiếp cận chưa lâu nên họ tò mò và tốn nhiều thời gian để “vọc” máy hơn so với các quốc gia phát triển khác. Ông D. ở Bến Tre, là nông dân chính gốc quanh năm chỉ biết “sáng sớm trồng lúa, trưa chiều gầy độ nhậu, tối nghe vọng cổ”, vậy mà từ khi con trai ông đi làm ở thành phố về tặng cha cái smartphone thì đến vợ ông cũng phải lên cơn ghen, bạn nhậu tỏ ra bất mãn vì cái vật nhỏ nhỏ xinh xinh kia làm ông mê mẩn, cả ngày ông giữ khư khư điện thoại bên mình để nghe radio, chụp hình, chơi game!

Nhiều thống kê cũng cho thấy smartphone đang thâm nhập và thay đổi hành vi, lối sống của nhiều người. Số liệu được công bố từ nghiên cứu của Ofcom khiến chúng ta phải giật mình: Có đến 81% người dùng điện thoại bật điện thoại liên tục, ngay cả khi ngủ; 51% người trưởng thành và 65% thanh thiếu niên dùng điện thoại khi đang nói chuyện với người khác; 23% người lớn và 34% thanh thiếu niên sử dụng điện thoại suốt giờ ăn và 22% người lớn, 47% thanh thiếu niên dùng điện thoại trong… toilet.

Xu hướng sản xuất di động thế giới hiện nay là all-in-one, tức tích hợp mọi chức năng vào trong chiếc smartphone: thẻ thanh toán, đọc mã vạch, tắt mở khóa, máy y tế (đo nhịp tim, nồng độ cồn…), điều khiển từ xa, cinema di động… từ đó biến điện thoại thành trợ thủ đắc lực của con người, giúp con người giản tiện bớt vật dụng mang theo, đồng thời tăng tính tương tác với nhau hơn. Chính vì vậy mà điện thoại di động luôn là vật bất ly thân của mọi người, sự phụ thuộc nó của con người cũng ngày càng cao hơn.
3. Mua sắm trực tuyến và những cơ hội mới

Ở các quốc gia mà guồng công việc hối hả không ngừng như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc thì việc mua sắm qua di động là điều rất bình thường do người dân phải luôn di chuyển nhưng vẫn muốn shopping hay tra cứu mặt hàng. Ở Việt Nam, hình thức này đã bắt đầu nở rộ và lan nhanh như một xu hướng tất yếu khi nhu cầu mua sắm cùng với hạ tầng công nghệ phát triển song hành.

Cấu hình điện thoại mạnh, chất lượng mạng 3G ổn định hơn, bên cạnh đó trải nghiệm mua sắm qua di động rất khác biệt khi mua hàng in-store hoặc mua online qua máy tính cá nhân. Nhiều dẫn chứng đã cho thấy sự chuyển dịch này. Thật khác thường khi lượng tìm kiếm từ khóa trung bình trên mobile đối với cả hệ điều hành Android và iOS gần gấp đôi độ dài của việc tìm kiếm trung bình trên destop.

Trong khi cả máy tính bảng và smartphone được xem như các công cụ “lean back” thì riêng smartphone đã được sử dụng on-the-go từ sáng tới tối bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian ở nhà. Số liệu từ Google Mobile Ads cho thấy người dùng tìm kiếm sản phẩm đang tăng đều theo từng ngày và cao điểm nhất là vào 9h tối.

“Ngồi làm việc trên máy tính cả ngày khiến tôi rất nhức mắt, buổi tối về đến nhà chẳng muốn mở vi tính lên chút nào. Nên cần mua gì thì cứ mở điện thoại lên thôi.” (chị Hạnh, Q.9)

Nhu cầu mua sắm trên di động là có thực, tuy nhiên hiện nay đa số các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp bán lẻ, lại không có phiên bản website cho mobile. Điều này đã hạn chế đi nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng trẻ tuổi từ 13 – 35, đối tượng chiếm trên 50% lượng khách và đóng góp 2/3 doanh thu cho thị trường trực tuyến.

Mua sắm trên Mobile, bước chuyển biến mới của thương mại điện tử Việt Nam?
Không có nhiều doanh nghiệp làm website mobile như trang web mua sắm trực tuyến META này.

Do môi trường di động khác biệt hoàn toàn với môi trường web truyền thống ở chỗ nó không phù hợp với những sản phẩm lớn, nhiều tính năng và đòi hỏi hiệu năng cao. Các sản phẩm di động cần đáp ứng được các yếu tố gọn nhẹ, cơ bản như những tính năng thiết thực nhất.

Bên cạnh đó, tỉ lệ người mua hàng trên điện thoại di động không cao, dẫn đến việc các doanh nghiệp chưa để tâm đến hình thức này. Tuy nhiên, đây là một xu hướng tất yếu mà các đơn vị TMĐT không thể bỏ qua. Nhiều đơn vị TMĐT đã nắm bắt xu hướng và làm tốt website dành riêng cho di động như: Meta.vn, Bookbuy.vn, Muachung.vn….

Theo nghiên cứu đặc biệt từ BizBuySell – một doanh nghiệp thị trường trực tuyến, người mua tiềm năng sẽ tìm mua hàng nhiều hơn thông qua thiết bị di động do đặc trưng của loại hình này mang tính tập trung cao, các bước mua hàng được giản lược tối đa, cũng như các thao tác chủ yếu là kéo thả và click chọn thay vì gõ chữ như phiên bản destop nhằm giúp khách hàng mua sắm nhanh gọn hơn.
4. Kết

So với thế giới thì TMĐT Việt Nam chỉ mới bước qua giai đoạn mở đầu, tuy nhiên đã có những bước phát triển thần tốc nhằm bắt kịp với xu hướng chung. Bản thân người tiêu dùng Việt Nam có khả năng thích ứng cực tốt với sự phát triển của công nghệ.

Sống năng động, suy nghĩ thoáng đạt và “chạm nhẹ mua nhanh”, ấy là hình ảnh của thế hệ khách hàng mới. Do đó xây dựng website trên mobile là hành động cần thiết để theo kịp thói quen tiêu dùng trong kỷ nguyên di động ngày nay.

Cách thức mua hàng mới trên internet cho người tiêu dùng


Mua theo nhóm xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 7/2010. Chỉ trong một thời gian ngắn, người tiêu dùng đã chứng kiến sự cạnh tranh ồ ạt của nhiều website. Ưu điểm của loại hình này là người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ, người bán được quảng bá hình ảnh với chi phí thấp. Tuy nhiên, hình thức mua theo nhóm ở nước ta còn bộc lộ những hạn chế như: sản phẩm, dịch vụ không đạt chất lượng, chăm sóc khách hàng chưa tốt và đặc biệt phải giao nhận "phiếu giảm giá" thủ công là trở ngại mà hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh mô hình này đang gặp phải.

Với cách thức mua mới tại hot deal sau khi nhấn "Mua", người tiêu dùng chỉ cần soạn tin nhắn gửi về tổng đài như hướng dẫn và nhận được ngay một mã code (tương đương một phiếu giảm giá) là có thể sử dụng ngay.

Ngoài ra, chi phí giao nhận chiếm trên 60% doanh thu là vấn đề bất cập cho mô hình kinh doanh này và sau khi đăng ký "Mua" khách vẫn phải đợi nhiều ngày để có phiếu sử dụng. Nhiều trường hợp khách hàng không nhận được phiếu dẫn đến tâm lý vừa bực mình vì đã mất công và tiếc thời gian "đi chợ mua sắm". 



Hiểu được điều này, một số công ty đã cho ra đời hình thức giao dịch dựa vào SMS, trong đó có hotdeal tphcm - "Find One Deal" thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Truyền thông Hoàng Kim Long. Với cách thức mua mới, sau khi nhấn "Mua", người tiêu dùng chỉ cần soạn tin nhắn gửi về tổng đài như hướng dẫn và nhận được ngay một mã code (tương đương một phiếu giảm giá) là có thể sử dụng ngay. 
Ngoài việc phù hợp với xu hướng phát triển thương mại điện tử của thế giới, hình thức giao dịch mới còn giúp người dùng tại Việt Nam tập làm quen với mua hàng, thanh toán trực tuyến trong tương lai. Vì doanh nghiệp mua theo nhóm tiết kiệm được hẳn chi phí giao hàng, chi phí quản lý giao nhận, thiết kế, in ấn... nên sẽ cung cấp một mức giá dịch vụ rẻ hơn cho người bán và đồng thời mức giảm giá dành cho người tiêu dùng trên website hotdeal ha noi Đây là một bước cải tiến phù hợp mô hình kinh doanh nhằm đạt tiêu chí "mọi người cùng thắng" cho cả ba bên (khách hàng - người bán hàng - doanh nghiệp mua theo nhóm).
Nếu mua hàng theo nhóm đã mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ với giá tiết kiệm thì phương thức giao dịch mới qua SMS một lần nữa mang lại cho các bên tham gia thêm lợi ích và hiệu quả.

Biết cách mua hàng trên mạng theo nhóm vẫn tốt


Hút khách nhờ ưu thế giá tốt, thường giảm 50%-80% so với giá gốc, mua sắm  trên  mạng đã trở thành xu thế trong thời bão giá hiện nay. Tuy nhiên, không phải sản phẩm/dịch vụ (hotdeal tphcm) nào cũng thực sự hữu ích cho người sử dụng, nếu bạn không biết cách.

Trên một số trang web, những con số giảm giá ấn tượng: 50 – 97% cho sản phẩm, dịch vụ, kèm theo lời chào mời “chỉ có tại...” khiến khách hàng luôn sợ bị mất cơ hội. Lợi dụng điểm yếu mê giá rẻ của người tiêu dùng, không ít nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ đã cố tình nâng giá lên rồi hạ xuống hoặc bán hàng tồn. Anh Hoàng (quận 3, TP.HCM) thấy quảng cáo bóng giặt Nano nhiều tính năng, lại giảm đến 50% chỉ còn 300.000 đồng, anh không ngần ngại chuyển khoản 600.000 đồng để mua hai cái. Thế nhưng sau khi nhận phiếu mua hàng để đổi sản phẩm, anh bỗng thấy một trang web khác cung cấp deal y chang nhưng giá chỉ 270.000 đồng. Tìm trên Google, anh tìm được một siêu thị online bán loại bóng giặt đó với giá 370.000 đồng, như vậy thực tế sản phẩm anh mua chỉ giảm 20%. Còn chị Hà Anh (quận Bình Tân, TP.HCM) mua phải hàng tồn với giá chát. Nhìn thấy deal giảm giá quá nửa cho bao da iPhone 3G nhập khẩu từ nước ngoài, kèm theo đó là bản photo tờ khai hải quan chứng nhận xuất xứ và giá tính thuế, chị đặt mua để bảo vệ điện thoại.Khi ra chép ứng dụng, nhân viên shop nói ngay: Giá đó chỉ áp dụng cho hàng vừa nhập! Loại này ra đã gần hai năm rồi!
Đa phần phiếu mua hàng phóng đại giá rơi vào nhóm hàng thời trang vốn muôn hình vạn trạng, chính vì vậy nhiều shop tưởng lỗ nặng để quảng cáo hoá ra vẫn lời. Tiêu biểu như một shop thời trang ở quận 3, dù phát hành phiếu mua hàng chỉ 50.000 đồng cho mệnh giá sử dụng 300.000 đồng (giảm hơn 80%) nhưng vào đây mới biết cửa hàng chuyên kinh doanh đầm dạ hội, giá trên dưới 1 triệu đồng/cái, khách muốn mua phải bù thêm nhiều tiền. Dù bảng giá được niêm yết trên deal chỉ 300.000 – 500.000 đồng nhưng khi đến hỏi thì đã hết hàng hoặc kiểu dáng xấu, vì vậy nhiều khách hàng quyết định bỏ phiếu mua hàng!

Dịch vụ kém chất lượng

Đến spa quận Bình Thạnh để mátxa chân, chị Lan không khỏi ngạc nhiên khi trong phiếu mua hàng ghi gói 60 phút nhưng chỉ được làm khoảng 45 phút, trái cây miễn phí chỉ là một trái chuối và cốc nước lạnh. Dù cô nhân viên mềm mại: “Chị thông cảm, lúc này nhiều khách dùng phiếu mua hàng, tụi em không đủ nhân viên phục vụ” nhưng thật khó chấp nhận vì chị đã đăng ký trước qua điện thoại. Đi ăn bún bò tại một nhà hàng Huế trên đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, gia đình anh Tâm phát bực vì phải đứng chờ mãi mới có bàn, đồ ăn trong thực đơn thì cái gì cũng hết, gọi mỗi bún bò Huế thì nhà hàng hỏi khách có thể dùng bún cọng nhuyễn (bún dùng để ăn chả giò hay thịt nướng) được không? “Dù biết nhà hàng đã cố hết sức, nhưng cái này không thể thông cảm vì kinh doanh phải liệu cơm gắp mắm. Nhà hàng nhỏ, có bao nhiêu đó nhân lực mà bán tới 3.000 phiếu, hỏi sao không đuối?”, anh Tâm nhận xét. Thế là thay vì giảm giá sản phẩm/dịch vụ để có thêm khách, nhiều đơn vị đã tự đánh mất khách.

Mua thế nào thì tốt?

Bất chấp những “quả lừa”, các trang web mua sắm theo nhóm vẫn có sức hút mãnh liệt. Chị Mai Hoa vốn đang tìm trường cho con học Anh văn, nhưng tham khảo các trung tâm uy tín đều 200 – 300 USD/khoá làm chị ngao ngán. May nhờ có hotdeal ha noi giảm 90% cho phiếu mua hàng trị giá 4 triệu đồng/khoá của một trung tâm lớn có trụ sở chính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, chị mua ngay bốn phiếu mua hàng trị giá 1.600.000 đồng và đóng thêm 7 triệu đồng cho con học suốt cả năm, thay vì nếu đóng 100% học phí phải gần 20 triệu đồng. Bạn Mỹ Phượng sinh viên năm hai đã trích tiền lương dạy kèm đầu tiên mua phiếu mátxa tặng mẹ. “Mẹ mình vất vả quanh năm, nay cơ hội giảm giá 70% là mình mạnh dạn đưa mẹ đến thư giãn. Dùng phiếu mua hàng thay tiền khiến mẹ cứ tưởng mình được miễn phí, thỉnh thoảng hỏi mình còn phiếu không?” Bạn cho biết chỉ mua các deal xuất phát từ những đơn vị có tên tuổi hoặc thực hiện chuyên nghiệp.
Nếu không am tường, bạn có thể xem số lượng người mua phiếu nhiều hay ít vì những deal tốt luôn “cháy hàng”, như deal gần đây giảm 50% phiếu ăn kem của một nhãn hiệu từ Mỹ, 5.000 phiếu hết vèo sau vài tiếng đồng hồ, hay deal mua sắm thời trang cho bé giảm 60% của một cửa hàng trên đường Ba Tháng Hai, quận 10, khiến nhiều người mua không kịp. Tính thiết thực của loại hình này không thể phủ nhận khi nó được thực hiện nghiêm túc.
Để tránh bẫy mua hàng theo nhóm, bạn cần rất nhiều bí quyết, kinh nghiệm. Bạn Yến Vi, một “fan” ruột của loại hình này chia sẻ kinh nghiệm: “Các bạn nên tỉnh táo, trước hết là tạm quên con số giảm giá hấp dẫn đi mà nhìn vào cái mình thực sự có nhu cầu. Nhiều người mua loạn xạ để rồi dùng không hết… hoặc xếp xó rất lãng phí. Khi đã thấy deal mình cần, bạn phải xem đơn vị cung cấp có uy tín hay không. Bạn có thể dò giá thị trường trên mạng, hoặc trực tiếp đến cửa hàng tham khảo, hoặc cẩn thận hơn là vào phần thảo luận ngay dưới deal để xem mọi người bình luận rồi mới nhấn “mua”. Có thể lời bình luận mang tính chủ quan, nhưng bạn có thể tin vào số đông, như nhiều deal vừa mới tung ra đã được khách hàng nhấn “Like” liên tục, những hot deal này khi có nhu cầu bạn đừng nên bỏ qua. Với những loại hàng nhãn hiệu lạ, bạn nên gọi điện thoại đến cửa hàng trước để hỏi giá trung bình của sản phẩm tại đó. Nếu không phải bù thêm nhiều tiền mới nên mua”.
Than phiền lớn nhất của khách hàng mang phiếu mua hàng đến sử dụng dịch vụ chính là không thoải mái và có cảm giác bị đối xử phân biệt. Do vậy nhiều người truyền kinh nghiệm cho nhau là đến khi tính tiền hãy đưa phiếu mua hàng để không bị nhân viên “đổi nét mặt” khi phục vụ!

Cẩn thận khi đặt mua phòng khách sạn trên mạng


Mua hàng theo nhóm hot deal,  đang là một trào lưu và nó có khả năng mang lại nhiều rủi ro cho bạn. Hãy cẩn thận và lưu ý tới những điều dưới đây!



1.Giảm giá ảo


“Giảm giá ảo”: Giá phòng tại HotDeal Ha Noi được công bố với mỗi deal (sản phẩm phòng khách sạn được các trang mua theo nhóm rao bán) tuy luôn ghi kèm một “mức giảm giá hấp dẫn”, từ 30 – 80 % nhưng nhiều khi chỉ “tự nâng lên rồi hạ xuống” chứ chưa chắc là giá giảm thực sự.

Vì vậy: Bạn có thể gọi trực tiếp đến khách sạn, hỏi giá phòng ngày mình định đặt là bao nhiêu tiền (các điều kiện phòng, ăn sáng… giống như “deal” cung cấp không) rồi mới quyết định có mua hay không.


2.Loại phòng khách sạn:


Các trang mua HotDeal tphcm theo nhóm thường chỉ bán duy nhất một loại phòng khách sạn, và họ chọn phòng có giá thấp nhất (để tạo cảm giác phòng giá rẻ cho khách hàng). Trong khi đó dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến cung cấp đa dạng các loại phòng, mức giá phong phú và luôn có khuyến mãi.

Vì vậy: Trước khi chọn đặt phòng tại các trang mua theo nhóm, các bạn cần chú ý về những dịch vụ bao gồm và không bao gồm, đồng thời vẫn phải so sánh giá với các website đặt phòng trực tuyến, so sánh về dịch vụ nữa.


3.Điều khoản:


Khi mua theo nhóm hotdeal ha noi, bạn chỉ biết đến một loại phòng của một khách sạn. Ngược lại, với trang web đặt phòng khách sạn trực tuyến, bạn có thể biết thêm nhiều loại phòng khác nhau, nhiều khách sạn khác có cùng mức giá hoặc cùng số sao tại khu vực đó. Giá bán ghi trên trang mua theo nhóm có thể chưa phải giá cuối cùng. Tùy theo mùa cao điểm hay không, bạn sẽ trả thêm nếu muốn đặt phòng vào ngày cuối tuần hay dịp lễ Tết.

Vì vậy: Bạn phải đọc kỹ điều khoản ghi trên trang mua theo nhóm, đặc biệt là điều kiện dịch vụ và thời gian áp dụng, phụ thu.

4.Gọi đến khách sạn :


Mua phiếu trên mua theo nhóm hotdeal tphcm chưa phải đã xong, bạn cần gọi điện đến khách sạn để đặt phòng 1 lần nữa, một số khách sạn quy định phải đặt trước trong 1 thời gian nhất định (1 tuần – 10 ngày).

Vì vậy: Bạn nên gọi trực tiếp đến khách sạn để thông báo ngày nhận phòng và yêu cầu khách sạn xác nhận chắc chắn.

Khi đặt phòng tại các trang mua theo nhóm, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ không được nhận sự hỗ trợ nhiệt tình như ở web đặt phòng khách sạn trực tuyến (bởi bộ phận chăm sóc khách hàng riêng).